Các loại hình Khỉ đột trong văn hóa đại chúng

Phim siêu thú cuồng nộ có con khỉ đột
  • Tác phẩm văn học về khỉ đột nổi tiếng thì có Hành tinh khỉ là một tiểu thuyết do Pierre Boulle, xuất bản lần đầu vào năm 1963 bằng tiếng Pháp có tên là La Planète des Singes. Nghĩa của từ singe bao gồm cả "vượn" và "khỉ". Với "Hành tinh khỉ", Pierre Boulle muốn cảnh tỉnh con người bằng một câu chuyện mang tính triết lý và giáo dục. Những con khỉ trước kia vốn chịu sự chỉ đạo của con người thì nay chúng lại là chủ nhân của một xã hội văn minh, chi phối cuộc sống con người, do giống khỉ ham bắt chước, chịu động não. Trong tác phẩm này có vô số các con vật có hình dạng khỉ đột to khỏe.
  • Donkey Kong hay DK (tạm dịch là "con khỉ ngu ngốc") là một một con vượn giả tưởng xuất hiện trong các loạt trò chơi Donkey Kong và Mario của Nintendo. Donkey Kong đã xuất hiện trong nhiều trò chơi cùng với người bạn Diddy Kong. Donkey Kong xuất hiện lần đầu với tư cách đối thủ đầu tiên của Mario trong trò chơi mang tên mình, được phát hành năm 1981. Kể từ đó, Donkey Kong đã đóng vai chính trong hàng loạt các trò chơi. Donkey Kong vẫn là một nhân vật nổi bật trong loạt game Mario, nổi bật ở Mario Kart, Mario Party. Là nhân vật phản diện của Mario, đặc biệt là trò chơi đối đầu Donkey Kong-Mario phát hành năm 2004[4], nhưng Donkey Kong vẫn là bạn thân của Mario.
  • Trong tác phẩm truyện tranh Bảy viên ngọc rồng (Dragon Ball) thì nhân vật chính Son Goku và nhiều nhân vật của hành tinh Saiyans có khả năng độc nhất để biến thành những sinh vật khổng lồ giống khỉ đột được gọi là Khỉ đột khổng lồ (大猿, Ōzaru). Loài vượn là sự kết hợp của Khỉ mặt chó (cái đầu), khỉ đột (thân thể và các chi) và khỉ (cái đuôi, lưu ý rằng khỉ đột thì không có đuôi).
  • Zoombies (2016): Một bộ phim do đạo diễn Glenn R. Miller, phim kể về một vườn thú ở Mỹ trong đó các con vật bị nhiễm một loại virus (do một con khỉ mũ lây lan) từ đó trở thành những xác sống và tấn công con người. Động vật đáng chú ý trong phim là một con khỉ đột (Cross River gorilla).
  • Siêu thú cuồng nộ (2018), phim của đạo diễn Brad Peyton, kể về con khỉ đột tên George ở Vườn thú San Diego hít phải hóa chất, do ảnh hưởng của mầm bệnh, thân thể George càng lúc càng to lớn hơn với sức mạnh phi thường. Khi George lên đến đỉnh tòa nhà, con khỉ đột ăn thịt nữ ác cùng với thuốc giải, từ đó giúp George tỉnh táo lại rồi cho nó giết hai con quái vật còn lại. George đánh bại hai con quái vật. Trong lúc giao chiến với Lizzie-Một con cá sấu khổng lồ bị đột biến, George bị một thanh cốt thép đâm xuyên. George sau đó dùng thanh cốt thép đâm vào mắt Lizzie, giết chết nó.
  • Gorillas in the Mist: The Story of Dian Fossey (1988), tạm dịch là Khỉ đột trong sương mù, là tên của một bộ phim Hollywood nổi tiếng nói về nhà nghiên cứu học, bà Dian Fossey, và sự cố gắng không ngừng nghỉ của bà trong quá trình nuôi dưỡng và che chở cho loài khỉ to đen Gorillas không bị tuyệt chủng ở Phi Châu. Phim cho thấy tận mắt những chú khỉ đen khổng lồ trong bề ngoài rất ghê tợn nhưng thật ra lại là những con thú hiền nhất.
  • Nhà Điêu khắc Pháp là Emmanuel Frémiet dành huy chương chiến thắng năm 1887 với tác phẩm Con khỉ đột vác người đàn bà ("Gorille enlevant une Femme"), bức tượng này khắc họa cảnh con khỉ đột bắt đi một người đàn bà[5]
Khỉ đột trong truyện tranh (comic)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Khỉ đột trong văn hóa đại chúng http://www.gamedaily.com/articles/galleries/now-yo... http://news.zing.vn/kong-skull-island-kong-to-lon-... https://www.ngv.vic.gov.au/essay/stowed-away-emman... https://www.nytimes.com/2013/04/07/books/review/be... https://vnexpress.net/tro-ly-giao-vien-bi-sa-thai-... https://web.archive.org/web/20080912070423/http://... https://web.archive.org/web/20130406181545/http://... https://en.wikipedia.org/wiki/Arthropods_in_cultur... https://en.wikipedia.org/wiki/Bee_(mythology) https://en.wikipedia.org/wiki/Cicada_(mythology)